QUỐC HỘI THẢO LUẬN TRỰC TUYẾN ĐÓNG GÓP NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, NGHỆ AN, THANH HÓA VÀ THỪA THIÊN HUẾ
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 27/10/2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. 

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình phát biểu tại buổi thảo luận trực tuyến đối với Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 27/10/2021 

Tại Phiên thảo luận, có 31 đại biểu tham gia phát biểu, 02 đại biểu tranh luận. Theo đó,  đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế để thể chế hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị và khai thác các thế mạnh và tiềm năng của các địa phương, tạo thêm nguồn lực cho các địa phương và phát triển kinh tế vùng. Việc thông qua nghị quyết này là đúng thẩm quyền và theo quy định. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay có nhiều chính sách áp dụng thí điểm tại một số địa phương nên cần tổng kết những mặt được, chưa được làm căn cứ ban hành các nghị quyết để áp dụng tại 4 địa phương và mở rộng áp dụng cho các địa phương khác, đảm bảo tính đại diện và liên kết vùng miền. Đồng thời có cơ chế để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc. Đa số ý kiến cũng đồng ý áp dụng 11 nhóm chính sách đặc thù như Chính phủ trình. Đối với từng chính sách cũng có ý kiến đề nghị đánh giá thêm trên một số mặt. Ví dụ, vấn đề nâng thêm trần nợ vay, bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu và việc quản lý đất đai, phân cấp quản lý cho địa phương chuyển đổi đất rừng, đất lúa và điều chỉnh quy hoạch và nhiều ý kiến nhấn mạnh việc quản lý, bảo vệ với đất rừng đầu nguồn, đất rừng phòng hộ cần có giám sát, quản lý chặt chẽ và có một số ý kiến đề nghị nghiên cứu về mô hình khu thương mại tự do…

Quang cảnh Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh tại buổi thảo luận trực tuyến đối với các Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế buổi sáng ngày 27/10/2021 (Ảnh: quochoi.vn) 

Để góp phần hoàn thiện nội dung của dự thảo các Nghị quyết, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình, TỈnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với sự cần thiết của việc ban hành các chính sách đặc thù để phát triển địa phương theo nội dung Tờ trình của Chính phủ. Đồng thởi, đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị Bạn soạn thảo cân nhắc một số nội dung cụ thể sau:  
Thứ nhất, đối với thành phố Hải Phòng, đại biểu đồng tình với 07 nhóm chính sách đặc thù về phát triển khu thương mại tự do, quản lý đất đai, quy hoạch, tài chính ngân sách, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức đối với thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc một số nội dung về các chính sách đề xuất về tài chính, ngân sách, tiền lương cần tính toán thêm để phù hợp với khả năng cân đối NSNN, không ảnh hưởng lớn đến cân đối và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương theo quy định của Hiến pháp, không làm tăng bội chi NSNN và trần nợ công đã được Quốc hội quyết định; cần rà soát để chỉ quy định những chính sách thí điểm, không quy định lại những chính sách đã được áp dụng cho phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2021); về khu thương mại tự do, đây là mô hình mới hoàn toàn của Việt Nam, cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để Bộ Chính trị xem xét, chấp thuận về chủ trương, làm cơ sở đề xuất thí điểm. Hơn nữa, dự kiến quy định những chính sách pháp luật mới tại khu này, khác biệt với các Luật hiện hành cho nên việc quy định thẩm quyền giao Chính phủ quy định các chính sách là chưa bảo đảm về mặt thẩm quyền;…
Thứ hai, đối với tỉnh Nghệ An, đại biểu đồng tình với 06 chính sách đặc thù phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An, song đề nghị cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu tổng thể, toàn diện, bao gồm cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế, ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính… để phát triển tỉnh Nghệ An, đặc biệt gắn với điều kiện thực tại, bối cảnh, sự phát triển của các địa phương xung quanh, đánh giá tác động không phải chỉ liên quan đến mặt kinh tế mà bao gồm vấn đề về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đặt ra nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới; đối với chính sách bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Nghệ An không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc, đánh giá tác động tới ngân sách trung ương, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19; đối với chính sách đất đai và lâm nghiệp, nên bổ sung quy định việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất trồng lúa cần bám sát nguyên tắc theo điều kiện về trình tự, thủ tục để việc thực hiện chính sách đặc thù bảo đảm chặt chẽ, tránh ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ ba, đối với tỉnh Thanh Hóa, đại biểu cơ bản đồng tình với 08 nhóm chính sách về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý đất đai; điều chỉnh quy hoạch chung khu chức năng, cục bộ quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng rừng của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo nên rà soát về tổ chức bộ máy biên chế, thủ tục hành chính, chính sách đặc thù của một tỉnh hội tụ 03 vùng địa lý nghiên cứu để có đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh, quy định chính sách phù hợp, phát triển tỉnh tương xứng với lợi thế và tiềm năng thể hiện được vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của miền Trung; cần xem xét đánh giá tác động mọi mặt của chính sách bao gồm những tác động về mặt an sinh, trật tự, an toàn xã hội vì các chính sách về đất đai thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chính sách về lâm nghiệp có thể ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững; nghiên cứu bổ sung quy định bảo đảm việc phối hợp, giám sát của các bộ, ngành khi triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của tỉnh Thanh Hóa.
Thứ tư, đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, đại biểu cơ bản đồng tình với 04 chính sách đặc thù trong quản lý, sử dụng phí tham quan di tích, thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế, mức dư nợ vay, sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Trong đó, có một chủ trương mới là cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ, do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cần quy định cụ thể hơn về mô hình, tính chất, cơ chế sử dụng của Quỹ bảo tồn di sản Huế để rõ tính độc lập về nguồn lực, khả năng huy động và tính trùng lắp với các nhiệm vụ chi từ nguồn phí được để lại và nguồn từ NSNN và phù hợp với những quy định của pháp luật có liên quan và quy định này là chưa phù hợp với Luật NSNN. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù về ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính... để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trần Thị Thúy Oanh

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 65
  • Trong tuần: 1 249
  • Tất cả: 3085701