Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: tham gia góp ý đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Sáng ngày 08/6, Tổ 18 tiếp tục thảo luận đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phiên thảo luận do ông Ngô Chí Cường,Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh chủ trì.
Anh-tin-bai

Đại biểu Ngô Chí Cường điều hành phiên thảo luận sáng ngày 08/6/2024

Phiên thảo luận Tổ có 09 đại biểu phát biểu ý kiến đối với 02 dự án Luật nêu trên, qua đó, phần lớn các vị đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết ban hành dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và việc sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người. Tuy nhiên, một số đại biểu còn quan tâm đến tên của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu cho rằng chưa tương thích với nội dung của dự thảo Luật và đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét; đồng thời, đối với dự án Luật này, các vị đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến nhiều nội dung về quy trình, thủ tục xử lý chuyển hướng; thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; biện pháp xử lý chuyển hướng cùng nhiều nội dung quan trọng khác đối với dự án Luật Phòng, chống muu bán người (sửa đổi).

Anh-tin-bai

Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga, phát biểu thảo luận sáng ngày 08/6/2024

Tham gia phát biểu đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga, Bí thư Huyện ủy Càng Long cơ bản tán thành về sự cần thiết ban hành dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga quan tâm, cho ý kiến đối với vấn đề bảo đảm lợi ích tốt nhất, đại biểu đề nghị quy định rõ các trường hợp như thế nào là "cần thiết", "cơ quan thẩm quyền nào xác định vụ việc khi cần thiết" nhằm tránh trường hợp tùy nghi trong xử lý các trường hợp áp dụng khi người chưa thành niên phạm tội; đồng thời, đối với quy định “bồi thường đầy đủ, kịp thời, nhanh nhất có thể đối với người chưa thành niên là bị hại”, đại biểu cho rằng rất khó để triển trong thực tế, vì có những thiệt hại rất khó xác định cụ thể.
Về bảo đảm hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu Hằng Nga cho rằng việc quy định như dự thảo luật chưa thể hiện được tính quyền lực, chưa đảm bảo tính hiệu lực quyết định của Tòa án; về bảo đảm việc thi hành biện pháp giáo dục tại Trường Giáo dưỡng, đại biểu đề nghị cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc giam giữ riêng đối với người chưa thành niên phạm tội; về hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng trong và sau khi giáo dục tại Trường Giáo dưỡng và thi hành án; về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu thống nhất chọn phương án “Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của luật này theo đề nghị của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

Anh-tin-bai

Đại biểu Phạm Thị Hồng Diễm, phát biểu thảo luận sáng ngày 08/6/2024

Tiếp tục phiên thảo luận đối với dự án Luật Phòng, chống mua bán người, đại biểu Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thống nhất cao với nội dung dự thảo, đặc biệt đối với các quy định về chính sách nhà nước về phòng, chống mua bán người; về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia phòng ngừa mua bán người; về các biện pháp bảo vệ, thẩm quyền áp dụng, các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; việc mà bố trí nơi tạm lánh; về hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại và hỗ trợ y tế. Đối với dự án Luật tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Phạm Thị Hồng Diễm thống nhất với nội dung dự thảo, tuy nhiên, đối với quy định sự tham gia của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên, đại biểu đề nghị quy định rõ trong dự thảo luật về chế độ, chính sách mà người làm công tác xã hội được hưởng khi tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Anh-tin-bai

Đại biểu Thạch Phước Bình, phát biểu thảo luận sáng ngày 08/6/2024

Đồng thời, đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Thạch Phước Bình Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Trà Vinh, thống nhất đề nghị xem xét lại tên của dự thảo Luật và đề nghị sửa đổi "Luật tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên". Về phạm vi điều chỉnh, đại biểu đề nghị bổ sung định nghĩa một số hành vi phạm tội của người chưa thành niên; về giải thích từ ngữ  (Khoản 1 Điều 4), đại biểu đề nghị bổ sung định nghĩa rõ về người chưa thành niên, đặc biệt độ tuổi sẽ giúp cho quá trình xử lý sẽ đảm bảo tính công bằng và trong áp dụng pháp luật dễ dàng hơn; về quy định biện pháp xử lý chuyển hướng (Điều 36), đề nghị bổ sung đối với quy định biện pháp xử lý chuyển hướng, đồng thời, quy định rõ các điều kiện và quy trình cụ thể để áp dụng biện pháp, biện pháp xử lý chuyển hướng, tránh nhầm lẫn và đảm bảo các biện pháp xử lý chuyển hướng được áp dụng đúng đối tượng, hợp lý; về việc giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), đại biểu đề nghị bổ sung quy định theo hướng hướng dẫn chi tiết về quy trình giáo dục tại Trường Giáo dưỡng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục; phạt tiền và cải tạo không giam giữ (Điều 109 và Điều 110) đề nghị làm rõ các điều kiện áp dụng và mức phạt cụ thể để đảm bảo công bằng và tránh lạm dụng.
Bên cạnh đó, đối với dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), đại biểu Thạch Phước Bình, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Trà Vinh quan tâm đến một số nội dung: thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, đại biểu Thạch Phước Bình, đề nghị cần mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả việc mua bán nội tạng và các hành vi khai thác sức lao động bất hợp pháp và bổ sung người dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan tham gia phòng, chống mua bán người, điều này sẽ góp phần làm cho công tác phối hợp thực hiện tốt hơn; thứ hai, về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị bổ sung thêm quyền được tư vấn tâm lý miễn phí cho nạn nhân, vì nạn nhân mua bán người thường phải chịu những tổn thương tâm lý nặng nề, việc cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí giúp họ phục hồi nhanh chóng và hòa nhập cộng đồng tốt hơn; thứ ba, về trách nhiệm của tổ chức, cơ quan, cá nhân trong phòng, chống mua bán người, đại biểu đồng tình với quy định của dự thảo Luật, tuy nhiên cần bổ sung quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong phòng, chống mua bán người, đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng lao động, đại biểu cho rằng việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ giúp tăng cường giám sát và phòng ngừa các hành vi mua bán người, đồng thời, bổ sung quy định trách nhiệm của Đồn Biên phòng trong dự thảo luật, vì đây là nơi mà nạn nhân ở các biên giới trở về, là đơn vị đầu tiên mà có thể tiếp cận với nạn nhân, quy định thủ tục tiếp nhận để tạo điều kiện thuận lợi để nạn nhân trở về đất nước nhanh nhất; thứ tư, về kinh phí cho công tác phòng, chống mua bán người, đại biểu đề nghị quy định rõ nguồn kinh phí và cơ chế tài chính cho hoạt động phòng, chống mua bán người; bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định hành vi mua bán thai nhi vào Điều 1 và bổ sung một điều khoản riêng biệt về mua bán thai nhi, theo đó đưa vào các hình thức xử phạt cũng như biện pháp bảo vệ thai nhi, điều này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng dễ áp dụng và thực thi luật, đồng thời đảm bảo tính răn đe đối với các hành vi phạm này.

Tin: B T Loan, ảnh: Chí Tình

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 15
  • Trong tuần: 948
  • Tất cả: 3095310