Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: Một số góp ý đối với Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân
Chiều ngày 19/6/2024, tiếp tục chương trình làm việc (đợt 2) của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội số 18 (gồm Trà Vinh, Thanh Hóa và Hà Nam) đã tiến hành thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và Luật Phòng không nhân dân. Phiên thảo luận do ông Ngô Chí Cường, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh chủ trì. Tại phiên thảo luận có 06 đại biểu phát biểu ý kiến đóng góp đối với 02 dự án Luật nêu trên, qua đó, phần lớn các vị đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết sửa đổi và ban hành các dự án Luật. 
Anh-tin-bai

Quang cảnh buổi thảo luận chiều ngày 19/6/2024 tại Tổ 18

Tham gia phát biểu đối với dự án Luật Phòng không nhân dân, đại biểu Thạch Phước Bình - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Trà Vinh bày tỏ sự đồng tình với nhiều nội dung và sự cần thiết của việc ban hành dự thảo Luật. Tuy nhiên, đại biểu Bình băn khoăn đối với vấn đề tàu bay không người lái hay gọi là UAV và phương tiện bay siêu nhẹ tại Điều 2 và các Điều 27 đến Điều 36 của dự thảo luật và Tờ trình của Bộ trưởng Quốc phòng, về giải thích từ ngữ tại khoản 6 Điều 2 dự thảo luật có quy định tàu bay là phương tiện bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần sự tham gia điều khiển trực tiếp của con người trên phương tiện đó. Tuy nhiên, theo ông Bình cho biết, qua tham khảo một số tài liệu trên thế giới thì cho thấy UAV là tên gọi chung của các phương tiện bay, không có người điều khiển ở trên phương tiện mà nó hành động một cách tự lập thông qua các phương thức điều khiển, chẳng hạn như tự hoạt động theo chương trình và đặt sẵn điều khiển từ xa bởi trung tâm hay máy điều khiển,... và hiện nay theo thực tế thì có rất nhiều tàu bay không người lái như thế. Hay nói cách khác có thể hiểu tàu bay không người lái được hiểu là một phương tiện di chuyển trên không trung, không có người lái, sử dụng lực khí động học để cung cấp lực nâng, có thể bay tự hành hoặc được điều khiển từ xa. Vậy khái niệm như thế này tên lửa có được xem là UAV hay không, theo khái niệm của các nhà làm luật cho rằng tên lửa là vũ khí chứ không phải phương tiện bay, nên không gọi là UAV, không gọi là phương tiện tàu bay không người lái. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có một số tên lửa hành trình có thể điều khiển bay về nơi phóng, nếu không tìm thấy mục tiêu thì nó giống như khái niệm của UAV. Do đó, đại biểu cho rằng dự thảo Luật chưa được quy định đầy đủ. Chính vì vậy, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm để có thể giải thích từ ngữ về tàu bay không người lái và có tham khảo thêm các nghiên cứu trên thế giới để bổ sung đầy đủ, đồng thời giải thích rõ ngữ nghĩa để quản lý cho thuận tiện. Bên cạnh đó, ông Bình đề nghị nên chăng Chính phủ cần bổ sung một danh mục UAV để trong quá trình triển khai thực hiện, hiện nay UAV phương tiện không người lái và đặc biệt là phương tiện bay siêu nhẹ được người dân sử dụng tương đối nhiều, phục vụ cho cá nhân phục vụ giải trí cũng có; ông cho rằng quy định này rất cần thiết nhưng trong dự thảo Luật lại không có phân loại chi tiết, chẳng hạn về kích thước, mục đích sử dụng, chủng loại năng lực, ông cho rằng nếu không quy định phân biệt phân loại thì trong quá trình quản lý là rất khó. Nếu không có quy định phân loại thì mặc nhiên xem tất cả những tàu bay không người lái này đều là có hại hết thì cũng không đúng...

Anh-tin-bai

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình

Bên cạnh đó, bày tỏ sự quan tâm đối với dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đại biểu Thạch Phước Bình - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Trà Vinh đồng tình cao với sự cần thiết của việc ban hành dự thảo Luật. Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Bình có một số góp ý cụ thể như: đối với Điều 5 về trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, ông đề nghị bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của từng đối tượng. Theo đó, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu các cơ sở, các tổ chức trong việc tự trang bị và bảo dưỡng các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, chủ đầu tư và người đứng đầu cơ sở phải đảm bảo thiết bị phòng cháy, chữa cháy được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ ít nhất là mỗi sáu tháng một lần. Tại Điều 8 về trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ông Bình đề nghị cần có nguồn kinh phí để tăng cường đầu tư hiện đại trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chẳng hạn, Nhà nước cần có nguồn ngân sách riêng cho việc mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hàng năm, đồng thời, ông đề xuất ngân sách cho việc này phải chiếm ít nhất 5% tổng ngân sách quốc phòng hằng năm. Tại Điều 12 về công tác đào tạo, huấn luyện, ông đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác này và đặc biệt là lực lượng phòng cháy, chữa cháy phải tham gia vào các khóa huấn luyện, ông đề xuất nên chăng ở mức tối thiểu là 2000 giờ/năm. Tại Điều 16, về công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng cháy, chữa cháy, ông cho rằng, mối quan hệ giữa các lực lượng là rất khó, chính vì vậy ông đề xuất dự thảo luật nên thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nên chăng thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cấp từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Ban chỉ đạo ít nhất mỗi quý một lần đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phối hợp cho phù hợp.

Anh-tin-bai

Đại biểu Quốc hội Bế Trung Anh

          Phát biểu đóng góp đối với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đại biểu Bế Trung Anh - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi và ban hành dự thảo Luật. Tuy nhiên, ông cho rằng cần tách bạch quy định giữa cứu nạn, cứu hộ đối với các trường hợp cháy và cứu nạn cứu hộ trong thiên tai nhằm mục đích rõ ràng hơn trong thực hiện và quản lý. Đồng thời, đại biểu Bế Trung Anh cũng đề nghị, nên chăng cần quan tâm bố trí các trụ nước cứu hỏa trong các khu dân cư đông đúc, cụ thể là bố trí ở hẻm, các ngõ ngách để khi không may xảy ra các vụ cháy thì người dân tại chỗ có thể tự chữa cháy kịp thời khi xe cứu hỏa không vào được.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 15
  • Trong tuần: 948
  • Tất cả: 3095310