ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TỔ CHỨC CUỘC HỌP LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI)
Sáng ngày 14/5/2024, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Dự và chủ trì hội nghị gồm có các vị ĐBQH: ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách; bà Huỳnh Thị Hằng Nga, Bí thư Huyện ủy Càng Long; bà Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cùng đại diện Thường trực HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và đại diện các Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Anh-tin-bai

Quang cảnh cuộc họp sáng ngày 14/5/2024

Tại cuộc họp, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, bà Huỳnh Thị Hằng Nga đã thông tin một số nội dung chủ yếu của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Theo đó, tại kỳ họp này Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 10 dự án Luật, thảo luận cho ý kiến đối với 11 dự án luật, trong đó có Luật Công chứng (sửa đổi). Đồng thời, ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách đã thông tin đến đại biểu một số nội dung có liên quan đến dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để đại biểu tập trung thảo luận và cho ý kiến. Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Công chứng năm 2014, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) gồm 10 chương, 78 Điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 09 điều, sửa đổi 61 điều, giảm bớt 12 điều và bổ sung 09 điều mới trong tổng số 81 điều của Luật Công chứng năm 2014. Dự thảo Luật đã bổ sung 04 điều mới (Điều 59, 60, 61, 62) để quy định về công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử; việc công chứng điện tử phải bảo đảm các nguyên tắc cụ thể; việc cung cấp dịch vụ công chứng điện tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể, đồng thời, cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản công chứng điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy; quy định về quy trình công chứng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng, là cơ sở để Chính phủ quy định các vấn đề cụ thể về công chứng điện tử và triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi số hoạt động công chứng trên thực tế.

Anh-tin-bai

Đại biểu phát biểu ý kiến tại cuộc họp đóng góp Luật sáng ngày 14/5/2024

Qua đó, cuộc họp đã có 08 ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Cụ thể, đề nghị không giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng viên là 70 tuổi nhưng giới hạn độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên; giữ nguyên quy định điều kiện về thời gian công tác pháp luật từ đủ 5 năm trở lên; có ý kiến đề nghị bổ sung “Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự”; ngoài ra, đại biểu đóng góp nhiều nội dung quan trọng khác xoay quanh về thời gian đào tạo nghề công chứng; về thời gian làm việc của công chứng viên; về hình thức hoạt động của Văn phòng công chứng; về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng; về thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; về người làm chứng; về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng; về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch; về công chứng di chúc,…; đồng thời, đại biểu đề nghị “Luật hoá” quy định công chứng làm dịch vụ sau công chứng để đảm bảo công khai, minh bạch.

Anh-tin-bai

Ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phát biểu kết luận Hội nghị 

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu, trên cơ sở đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp thu và tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp của các đại biểu để báo cáo đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại kỳ họp sắp tới./. 

Tin: Xuân Hà, ảnh: Hữu Phúc

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 48
  • Trong tuần: 981
  • Tất cả: 3095343