Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: Tham gia đóng góp dự thảo Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, sáng ngày 30/5, Quốc hội tiến hành thảo luận dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tham gia thảo luận đối với dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, đại biểu Bế Trung Anh - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, cho rằng để nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần có báo cáo đánh giá một cách độc lập đối với báo cáo của Chính phủ, bộ ngành từ đó việc giám sát cũng như thực hiện thẩm định các dự án luật có cách tiếp cận độc lập là khách quan so với báo cáo của các cơ quan trình dự thảo luật và đại biểu Bế Trung Anh nhận định khi có những báo cáo đánh giá độc lập chính xác thì cũng sẽ giảm thiểu rất nhiều những văn bản, những nghị quyết sau luật và thực hiện sát với thực tiễn hơn.

Anh-tin-bai

Đại biểu Bế Trung Anh, phát biểu thảo luận sáng ngày 30/5/2024.
(Ảnh: media.quochoi.vn)

Tham gia thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, đại biểu Thạch Phước Bình – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng các địa phương có đường biên giới chung với các nước luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những địa phương này thường gặp nhiều khó khăn, thách thức do đặc thù vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội rất cần sự đầu tư của ngân sách nhà nước, do đó, trong thời gian chờ Quốc hội ban hành nghị quyết chung về cơ chế, chính sách đặc thù đã được áp dụng đối với các địa phương, các lĩnh vực trong cả nước và qua tiếp xúc, tổng hợp ý kiến của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là cử tri người dân tộc thiểu số, vùng biên giới, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương có đường biên giới chung với các nước vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo quy trình một kỳ họp và thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đại biểu cho biết việc ban hành nghị quyết là hết sức cần thiết. Khi nghị quyết được Quốc hội ban hành sẽ góp phần: Một, thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương vùng biên giới; Hai, đảm bảo đảm bảo quốc phòng, an ninh; Ba, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của người dân; Bốn, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa.

 
Anh-tin-bai


Đại biểu Thạch Phước Bình, phát biểu thảo luận sáng ngày 30/5/2024.
(Ảnh: media.quochoi.vn)

Bên cạnh đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất các chính sách cụ thể: Thứ nhất, chính sách về thuế và tài chính, bao gồm miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào các địa phương biên giới, hỗ trợ tài chính và tín dụng ưu đãi cho các dự án phát triển kinh tế hạ tầng, có cơ chế hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của các địa phương thuộc vùng giáp biên cho các địa phương thuộc các nước láng giềng; thành lập các quỹ phát triển đặc thù để hỗ trợ các dự án phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương vùng biên; Thứ hai, về chính sách hạ tầng và giao thông, bao gồm đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và cảng biển ở các tỉnh giáp biên. Phát triển hệ thống điện, nước, viễn thông, đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cho người dân và doanh nghiệp; Thứ ba, chính sách về giáo dục và y tế gồm xây dựng các trường học, trạm y tế và cơ sở văn hóa tại các địa phương biên giới, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên và nhân viên văn hóa, triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ việc làm và phát triển cộng đồng; Thứ tư, chính sách về quốc phòng, an ninh, bao gồm các chính sách tăng cường lực lượng bảo vệ biên giới, trang bị các trang thiết bị phương tiện hiện đại cho lực lượng bảo vệ biên giới, phát triển các cơ sở huấn luyện và đào tạo cho lực lượng bảo vệ biên giới, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh, xây dựng và các cơ chế phối hợp giữa các nước quốc gia láng giềng.
Đại biểu Thạch Phước Bình khẳng định rằng, việc ban hành Nghị quyết Quốc hội có cơ chế, chính sách đặc thù đối với các địa phương có chung đường biên giới với các nước là rất cần thiết và cấp bách, điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương biên giới mà còn đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống văn hóa xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế.

Tin: B T Loan

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 50
  • Trong tuần: 983
  • Tất cả: 3095345