Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chiều ngày 05/6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch.

Đối với nhóm vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ, chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu biểu diễn đỉnh cao; việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo; Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm và chính sách đặc thù thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Anh-tin-bai

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Ảnh: media.quochoi.vn)

Qua đó, phiên chất vấn đã được 45 lượt ý kiến phát biểu, trong đó có 37 ý kiến chất vấn và 8 ý kiến tranh luận. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trả lời thẳng thắn, tâm huyết, cụ thể, đầy đủ các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tham gia trả lời, làm rõ thêm những vấn đề liên quan.
  Anh-tin-bai

Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga, chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Ảnh: media.quochoi.vn)

Tham gia chất vấn đối với nhóm vấn đề được đề nghị, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga, Bí thư Huyện ủy Càng Long cho biết, việc xem xét công nhận xã an toàn khu, vùng an toàn khu là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để ghi nhận công lao đóng góp và tri ân đồng bào các dân tộc vùng căn cứ cách mạng có công nuôi dưỡng, cưu mang, đùm bọc các chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Ngày 24/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về chính sách hỗ trợ xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy nhiên, đến nay các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng tại các xã an toàn khu, vùng an toàn khu, các thiết chế văn hóa xã an toàn khu cách mạng, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau, cũng như thu hút phát triển du lịch vẫn chưa được triển khai thực hiện. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bộ đã chủ trì hoặc phối hợp với bộ, ngành liên quan triển khai các chính sách nêu trên như thế nào và đến khi nào người dân và địa phương mới tiếp nhận được các chính sách nêu trên nhằm thu hút phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại xã an toàn khu, vùng an toàn khu.

Anh-tin-bai

Đại biểu Bế Trung Anh, chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Ảnh: media.quochoi.vn)

Tiếp tục phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại biểu Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhận định, trong nhận diện các vấn đề về văn hóa là khó nhưng nhận diện văn hóa phi vật thể là vấn đề khó hơn, đại biểu cho biết thêm, đối với dân tộc thiểu số thì văn hóa vật thể còn rất hữu hạn và mới là quan trọng. Từ đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng có giải pháp đặc thù cụ thể để các giá trị văn hóa phi vật thể rất giàu bản sắc đóng góp vào đời sống vật chất còn rất nghèo khó của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay. 

 
Anh-tin-bai

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
trả lời chất vấn chiều ngày 05/6/2024 (Ảnh: media.quochoi.vn)

Trả lời chất vấn của đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga về bảo tồn di tích lịch sử cách mạng tại các xã an toàn khu. Bộ trưởng cho biết, để phát triển khu an toàn khu, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội các khu an toàn khu, trong khu an toàn khu có các di tích, di sản, Bộ trưởng mong các địa phương chủ động báo cáo với các Bộ chủ quản được giao này để thực hiện. Khi trùng tu, tôn tạo thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tham gia.
Đối với vấn đề chất vấn của đại biểu Bế Trung Anh, Bộ trưởng cho biết đây cũng là điều trăn trở chung của các cấp lãnh đạo. Đưa văn hóa phi vật thể giàu bản sắc trở thành sản phẩm du lịch độc đáo nhưng góp phần để tạo ra được một sản phẩm văn hóa thì phải xây dựng bộ thương hiệu sản phẩm, phải sử dụng sản phẩm này ở các lĩnh vực như di tích lịch sử cách mạng có các hành trình về với cội nguồn, đối với lĩnh vực văn hóa thì có những trải nghiệm và có sáng tạo của của các cơ quan làm văn hóa ở địa phương, doanh nghiệp phải đầu tư để tạo ra thương hiệu sản phẩm, kết nối giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương với nơi có di tích, di sản để làm ra sản phẩm.
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đạt được cũng còn một số khó khăn, vướng mắc của ngành văn hóa, thể thao vào du lịch, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ trưởng liên quan quyết liệt hơn nữa thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp như:
Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tuyển chọn, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật chuyên sâu, đặc thù; tiếp tục chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về chế độ tiền lương, phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; tăng cường hợp tác với các đối tác có năng lực, uy tín để đào tạo nghệ thuật.
Thứ hai, khẩn trương ban hành chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khuyến khích phát triển thể dục thể thao quần chúng; chú trọng xây dựng nơi vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cộng đồng; xây dựng chiến lược dài hạn, đồng bộ, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, hoàn thiện hệ thống, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên thi đấu thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao; tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên xuất sắc; có giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề cho vận động viên sau khi kết thúc thi đấu; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thể dục thể thao.
Thứ ba, ban hành, triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện tốt chính sách, nhiệm vụ về phát triển sản phẩm du lịch mới, trong đó nghiên cứu thí điểm mô hình sản phẩm du lịch đêm tại các địa bàn trọng điểm có điều kiện.
Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch, chú trọng phát triển khai thác phân khúc thị trường theo sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh; đẩy mạnh truyền thông về chính sách thị thực mới của Việt Nam; rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý, vận hành và phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Thứ năm, tăng cường đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình, đề án đã được ban hành; thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Tin: B T Loan

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 15
  • Trong tuần: 948
  • Tất cả: 3095310