KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV: Thảo luận Tổ đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Chiều ngày 02/11/2023, Tổ đại biểu số 18, tiến hành thảo luận đối với một số nội dung còn ý kiến khác nhau đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phiên thảo luận có 08 lượt đại biểu Quốc hội tham gia phát biểu ý kiến, qua đó, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều đồng tình với việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng còn băn khoăn đối với một nội dung, cần được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu điều chỉnh về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; mức đóng, phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc điều chỉnh tiền lương là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,…  

Đại biểu Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận
chiều ngày 02/11/2023 (ảnh NV Đông)

Tham gia phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận Tổ, đại biểu Thạch Phước Bình bày tỏ sự đồng tình cao với việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, đại biểu cho rằng bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những trụ cột của mạng lưới an sinh xã hội, góp phần hỗ trợ cho các đối tượng tham gia đảm bảo được cuộc sống, tuy nhiên qua quá trình thực hiện vẫn còn một số nội dung bất cập, chưa theo xu hướng và hệ thống an sinh của thế giới. Qua đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất dự thảo Luật cần tăng tỷ lệ bao phủ lương hưu, quan tâm đến vấn đề già hóa dân số, tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ. 
Đối với một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật, đại biểu Thạch Phước Bình quan tâm cho ý kiến đến vấn đề mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là hộ kinh doanh cá thể và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu lại nội dung này vì dự thảo chỉ quy định đối với hộ có đăng ký kinh doanh là còn bất cập; về tuổi nghỉ hưu, đại biểu đề nghị xem xét tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi cho cả nam và nữ 
Về trợ cấp hưu trí xã hội, đại biểu cơ bản đồng tình vì rất phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tuy nhiên đại biểu đề nghị nên có lộ trình giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí, ngoài ra thì đối với chế độ hưu trí bắt buộc và chế độ hưu trí tự nguyện, đại biểu băn khoăn về mức hưởng và cho rằng quy định trong dự thảo không thống nhất tỷ lệ lương hưu giữa nam và nữ với Bộ Luật Lao động hiện hành, qua đó, đại biểu đề nghị mức lương hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân của tháng đóng bảo hiểm xã hội tại Điều 72 của Luật này tương ứng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 17 năm đối với lao động nam tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 15 năm đối với lao động nữ. Sau đó cứ theo mỗi năm thì tính thêm 2% mức tối đa là 75% . Trường hợp lao động nam có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 17 năm thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng như sau: 15 năm hưởng 45% sang năm thứ 16 , 17 mỗi năm tương ứng 2,5% . Từ năm thứ 18 trở đi  tương ứng 2%. 
Về chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm xã hội, đại biểu đề nghị nhà nước hỗ trợ tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, tuy nhiên có thể tùy vào khả năng cân đối ngân sách từng thời kỳ.
Đối với quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội, đại biểu đề nghị bổ sung  quyền khấu trừ tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyền thu hồi tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định; quyền ủy nhiệm cho cơ quan tổ chức thực hiện thu, chi trả một số chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; quyền đối với cơ quan bảo hiểm xã hội tạm dừng khi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trong trường hợp quá thời hạn ủy quyền hoặc người hưởng không thực hiện cung cấp thông tin về nơi cư trú theo quy định của Luật này, theo đại biểu đây là một nội dung giúp cơ quan bảo hiểm xã hội có công cụ để thực hiện chi trả và quản lý. 
Về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, đại biểu đề nghị bổ sung vào điểm b, khoản 1 nội dung “người lao động hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác trả thường xuyên và ổn định trong kỳ trả lương. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm không bao gồm các khoản như tiền thưởng theo Bộ Luật lao động, tiền làm thêm giờ, các khoản bồi dưỡng bằng hiện vật , các khoản hỗ trợ cho người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp người lao động khi gặp hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” nhằm phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW về nội dung cải cách chính sách tiền lương.

Tin: B T Loan

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 595
  • Tất cả: 3086365