KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV: Thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau đối với dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp và cho biết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và tại hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về dự án luật, đồng thời, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận vào các nội dung đã nêu trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau. 

Phiên thảo luận tại Hội trường sáng ngày 26/10/2023 (ảnh: quochoi.vn)

Theo đề nghị của Phó Chủ tịch Quốc hội, phiên thảo luận đã có 28 đại biểu Quốc hội tham gia phát biểu ý kiến đối với các quy định có liên quan đến kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là nguồn nước; về kê khai đăng kí cấp phép tài nguyên nước; cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin tài nguyên nước; trách nhiệm của cơ quan quản lý chất lượng nguồn nước; về thời điểm lập hồ sơ khai thác, sử dụng tài nguyên nước; việc ứng dụng phát triển khoa học công nghệ trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; mô hình quản lý thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tập trung; việc xây dựng bảo vệ kế hoạch nước dưới đất là hoạt động điều tra cơ bản; nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ tài nguyền nước cũng được đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến; việc phục hồi các dòng sông đang ô nhiễm, cạn kiệt, …

Đại biểu Phạm Thị Hồng Diễm phát biểu tại Hội trường sáng ngày 26/10/2023 (ảnh: quochoi.vn)

Tham gia phát biểu đối với dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), bà Phạm Thị Hồng Diễm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan soạn thảo đã tiếp thu nghiêm túc nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật. Về vai trò của cộng đồng dân cư, đại biểu cho rằng quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người dân; xem xét, hướng dẫn cụ thể để đánh giá nguồn nước, tránh chồng chéo với Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan liên quan đến xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, đại biểu cho biết dự thảo luật đã nêu khá đầy đủ các tác hại do nước gây ra cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, về phòng chống xâm nhập mặn, dự thảo luật quy định, việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất. Việc khai thác nước mặn để sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội không được gây nhiễm mặn các nguồn nước. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất. Ưu tiên các dự án trồng rừng phòng hộ chắn sóng tại các vùng thường xuyên xảy ra xâm nhập mặn. Tuy nhiên, quy định về phòng chống xâm nhập mặn trong dự thảo luật còn chưa đề cập đến xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi mô hình kinh tế, du lịch, sản xuất, kinh doanh. Đại biểu cho rằng cần có chế tài chặt chẽ hơn trong việc phòng, chống các hành vi gây nhiễm mạnh, khuyến khích các tổ chức cá nhân cùng tham gia bảo vệ tài nguyên nước.

Tin: B. T. Loan

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 595
  • Tất cả: 3086365