Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận tại Tổ 6 về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)
Sáng ngày 10/6/2023, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Tổ số 6 đã tiến hành thảo luận đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), phiên thảo luận do ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam điều hành và có 09 đại biểu tham gia phát biểu ý kiến đối với 02 dự thảo luật nêu trên, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh có 03 đại biểu tham gia ý kiến tại phiên thảo luận.

Đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
phát biểu thảo luận tổ sáng ngày 10/6/2023 (Ảnh: Minh Triều)

Tham gia cho ý kiến đối với dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), đại biểu Bế Trung Anh cho biết, trong ngành viễn thông gọi OTT một nền tảng công nghệ được chạy trên internet, đại biểu cho rằng nếu đưa vào luật để kiểm soát là rất khó và không thể luật hóa, đại biểu đề nghị nên giao chó Chính phủ hướng dẫn quy định đối với nội dung này.
Đối với Quỹ viễn thông công ích, đại biểu Trung Anh đề nghị cần bổ sung điều, khoản quy định liên quan đến việc hỗ trợ viễn thông cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giảm thiểu giá viễn thông xuống thấp để đồng bào có điều kiện tiếp cận, đảm bảo được cho dân tộc thiểu số có đời sống tinh thần, tiếp cận thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhanh, hiệu quả phù hợp với thu nhập của người dân vùng này.

Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
tham gia phát biểu thảo luận sáng ngày 10/6/2023 (Ảnh: Minh Triều)

Tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga cho rằng quy định tại Điều 4, Chính sách của Nhà nước về viễn thông là chưa rõ, còn mang tính chung, vì vậy đại biểu đề nghị dự thảo cần quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật để khi triển khai luật vào thực tế được thuận lợi hơn.
Vấn đề tiếp theo đại biểu quan tâm là quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo về vấn đề mỹ
quan của việc các đường dây kết nối trên các cột viễn thông vì thực tế trong thời gian qua rất mất trật tự, mất vẻ mỹ quan đô thị.
Song song đó về thiết kế xây dựng dựng công trình viễn thông, đại biểu đề nghị nên cụ thể, rõ ràng, nhất trách nhiệm của các bên trong vấn đề phối hợp. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, đại biểu đề nghị quy định này cần rõ hơn, cụ thể tại Khoản 1 dự thảo chỉ quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông, theo đại biểu quy định như vậy là chưa rõ về nội dung phối hợp, trách nhiệm của Bộ, ngành cụ thể, từng Bộ, ngành nên khi luật đưa vào triển khai thực hiện sẽ rất khó, do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo quan tâm, quy định trách nhiệm rõ hơn đối với các nội dung này.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
tham gia phát biểu thảo luận sáng ngày 10/6/2023 (Ảnh: media.quochoi.vn)

Tiếp tục phiên thảo luận đối với dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người
Việt Nam cần xem xét lại nội dung “Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước, thông tin được thu thập, cập nhật, lưu trữ và việc khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu căn cước và quản lý người gốc Việt Nam”, đại biểu cho rằng đây là nội dung rất quan trọng nếu giao cho Chính phủ quy định điều này sẽ có nhiều vấn đề rất khó khăn, theo đó, đại biểu đề nghị nên quy định ngay trong Luật vì hiện nay vấn đề lộ, lọt thông tin cá nhân và trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân, nhất các thông tin trên giấy căn cước hiện nay một vấn đề rất nan giải, giấy căn cước một loại giấy tờ dễ lộ, lọt thông tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ở trong nước hiện nay đang lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản và gây ra một hệ lụy rất lớn cho xã hội trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, đối với quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Luật có 21 trường thông tin, đại biểu Tuấn cho rằng có 
những trường thông tin thường xuyên thay đổi như nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, tình trạng khai báo tạm vắng, tình trạng hôn nhân, thuê bao di động. Những thông tin này được thay đổi rất thường xuyên, vậy những thông tin này có cập nhật hay không và khi nào cập nhật, cập nhật bao lâu, cách thức cập nhật, người hướng dẫn cập nhật, cơ quan nào cập nhật chưa được quy định rõ vì vậy, đại biểu đề nghị cần phải nghiên cứu lại quy định tại điều này và có thể gia cho Chính phủ quy định thực hiện

Vấn đề tiếp theo, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, Quốc hội, cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng đối với dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Vì nhiều có nội dung, đại biểu cho biết khi đưa vào thực hiện có khả năng sẽ tiếp tục sửa đổi và mỗi lần sửa đổi lại tốn thêm chi phí.

 B.T.Loan 
Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh Trà Vinh

 

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 30
  • Trong tuần: 602
  • Tất cả: 3086372