QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, sáng ngày 14/6/2022, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp 

Tại phiên thảo luận các đại biểu Quốc hội nhất trí cao sự cần thiết phải ban hành dự án Luật quan trọng này, thống nhất với nhiều nội dung cơ bản của dự án luật. Đồng thời các đại biểu cũng phân tích, làm rõ thêm những nội dung còn có ý kiến khác nhau cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn nữa và tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng, tính đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất, khả thi của các quy định trong dự thảo Luật này nói riêng và các luật khác trong hệ thống pháp luật nói chung.

Đại biểu Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 14/6/2022 (Nguồn cổng thông tin điện tử Quốc hội)

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, tuy nhiên đại biểu cho rằng trong phần khái niệm vẫn chưa đưa ra khái niệm thế nào dân chủ. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung khái niệm dân chủ vào trong dự thảo luật lần này, với ý nghĩa nhân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, dựa trên việc thừa nhận Nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do quyền con người.
Đồng thời, trong dự thảo luật cần nêu rõ bản chất của dân chủ ở nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 2 giải thích cơ sở, đại biểu bày tỏ đồng tình bởi phù hợp theo hướng cơ sở là đơn vị cấp cuối cùng nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác của một hệ thống tổ chức trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên như chi bộ cơ sở, công đoàn cơ sở, cán bộ cơ sở. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 2 quy định cơ sở là cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội… đại biểu cho rằng quy định như vậy là chưa đầy đủ, bởi chưa bao gồm hết các cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp như Hội Luật gia, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Nhà báo… Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm những cơ quan này để đảm bảo phạm vi điều chỉnh…
Về hình thức công khai, niêm yết và đăng ký và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã tại Điều 12, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, dự thảo luật lần này phù hợp với việc hiện đại hóa, đặc biệt là bối cảnh công nghệ thông tin phát triển nhưu hiện nay. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 12 dự thảo luật quy định: Tại nơi đã thiết lập trang thông tin điện tử cấp xã, chính quyền địa phương cấp xã có trách nhiệm đăng tải trên trang thông tin điện tử… Đại biểu đề nghị bổ sung đối với những nơi chưa thiết lập trang thông tin điện tử thì cần áp dụng hình thức khác để đảm bảo tính phổ quát hơn của quy định.
Về Ban thanh tra nhân dân, đại biểu thống nhất cao việc chuyển các quy định về ban thanh tra nhân dân sang Luật thực hiện dân chủ cơ sở. Bởi theo định hiện hành, Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn do Mặt trận Tổ quốc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do công đoàn cơ sở, cơ quan, doanh nghiệp hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động. Đại biểu cho biết, thực tiễn cho thấy hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động của Ban thanh tra nhân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp kinh doanh còn khó khăn và hiệu quả thấp. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị bên cạnh các quy định như trong dự thảo luật lần này có cơ chế để đảm bảo cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả, chất lượng hơn trong thời gian tới….
Đại biểu cũng góp ý về nội dung công khai thông tin để Nhân dân biết, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, kế thừa các quy định về nội dung công khai thông tin để nhân dân biết theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin, trong đó cần cân nhắc bổ sung các quy định căn cứ điều kiện thực tế, chính quyền cơ sở có thể lựa chọn, cung cấp thêm nội dung thông tin công khai để Nhân dân biết với các điều kiện là thông tin không thuộc trường hợp thông tin không được tiếp cận; hoặc thông tin được tiếp cận có điều kiện theo quy định của Luật Tiếp thông tin và các luật khác có liên quan.

Kiến Quốc

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 8
  • Trong tuần: 1 552
  • Tất cả: 3084096