Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước
Ngày 30 và 31/10/2019, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước. Phiên thảo luận do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.

Ông Thạch Phước Bình – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh phát biểu tại Hội trường sáng ngày 31/10/2019

Tại phiên thảo luận toàn thể tại Hội trường, phần lớn các đại biểu Quốc hội đánh giá, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhất là tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi nhưng năm 2019 là năm đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đạt tương đối đồng bộ các mục tiêu tổng quát đã được Quốc hội đề ra, cụ thể là cơ cấu lại nền kinh tế chuyển dịch tích cực, năng suất lao động tiếp tục được cải thiện, sản xuất công nghiệp đạt kết quả cao với trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá, lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp đạt kết quả cao,...Những kết quả tích cực này đã tạo ra hiệu ứng lan toả nhất định trên nhiều lĩnh vực giúp cho việc củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân và cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 31/10, ông Thạch Phước Bình - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nhận định, cử tri cả nước vô cùng phấn khởi khi KT-XH đất nước tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, cơ bản đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu được Quốc hội giao. Do đó, về nhiệm vụ giải pháp từ nay đến cuối năm cũng như nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020, ông cơ bản đồng tình với các giải pháp mà Chính phủ đã nêu. Song, qua tổng hợp ý kiến cử tri trong khu vực, ông đã trân trọng đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư, xây dựng bến cảng cho vùng ĐBSCL theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải nhằm giúp khả năng luân chuyển hàng hóa tốt hơn, với chi phí hợp lý hơn bởi vì hiện nay nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của khu vực ĐBSCL là rất lớn nhưng các cảng khu vực này có quy mô nhỏ lẽ, không đáp ứng nhu cầu, do vậy 70% - 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL lên cụm cảng TP.HCM bằng đường bộ. Điều này đã làm tăng áp lực giao thông đường bộ trên Quốc lộ 1 và tại TP.HCM, chi phí hàng hóa tăng cao, trong khí đó cảng TPHCM đã quá tải.
Ông cho biết, cảng Định An - Trà Vinh, được khởi công xây dựng vào tháng 7/2019, khi hoàn thành đây sẽ là cảng vận chuyển hàng hóa lớn nhất trong khu vực ĐBSCL, bảo đảm cho tàu có trọng tải lớn cập cảng dễ dàng, là cảng tổng hợp, container tiềm năng cho tàu biển trọng tải lớn làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng ĐBSCL. Chính vì vậy, ông đề xuất Trung ương xem xét quy hoạch cảng tổng hợp Định An, Trà Vinh vào hệ thống cảng biển Việt Nam, đây sẽ là cửa ngỏ quốc tế phục vụ nhu cầu phát triển Khu kinh tế Định An và nhu cầu xuất nhập khẩu cho toàn vùng ĐBSCL. Đồng thời, ông kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư của Dự án Luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu để tiếp tục thực hiện Dự án Luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn hoàn chỉnh, đảm bảo ổn định luồng tàu, duy trì tuyến vận tải container kết nối khu vực ĐBSCL với các cảng biển khu vực Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, ông cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm bố trí vốn đầu tư vào một số dự án trọng điểm cao tốc trục dọc như: đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận; cầu Mỹ Thuận 2; đoạn Cần Thơ - Cà Mau; Cầu Rạch Miễu 2; sớm nâng cấp, mở rộng các trục quốc lộ ngang để kết nối Quốc lộ 1 và cao tốc trong tương lai ở phía Đông gồm: Quốc lộ số 53, 54 toàn tuyến từ Đồng Tháp, Vĩnh Long đến Trà Vinh đạt chuẩn cấp 3 đồng bằng vì sau khi Cảng Định An hoàn thành, bảo đảm cho các tỉnh vận chuyển hàng hóa đến cảng Định An để xuất nhập khẩu và khi thông các tuyến này các tỉnh phía đông ĐBSCL đi TPHCM sẽ giảm gần 100 km, không chỉ vậy mà còn bảo đảm tránh ùn tắc giao thông cho tuyến cao tốc và bảo đảm quốc phòng - an ninh cho toàn vùng và sẽ giúp cho ĐBSCL có một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bền vững theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, ông còn thông tin, qua các đợt tiếp xúc cử tri cũng tha thiết kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Đại Ngãi bằng nguồn vay ODA của Nhật Bản và đề nghị sớm hình thành một Ban Chỉ đạo thống nhất đặc trách phát triển thuộc cấp nhà nước cao nhất. Theo ông, có như vậy thì ĐBSCL mới mong đối đầu được với cuộc khủng hoảng môi trường trước mắt cũng như vực dậy một vựa lương thực thực phẩm lớn cả nước.
                                         
   Tin: B. T. Loan (Ảnh: quochoi.vn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 1139
  • Trong tuần: 13 246
  • Tất cả: 3030565