Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em giai đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Ngày 04/9/2019, Đoàn giám giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách, Trưởng đoàn giám sát đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em giai đoạn 2015 – 2019 tại UBND huyện Tiểu Cần, UBND tỉnh Trà Vinh, tham gia thành viên Đoàn giám sát có các vị ĐBQH khóa XIV; đại diện thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành:  Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tỉnh đoàn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Công an và Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc với UBND huyện Tiểu Cần

Qua báo cáo, hiện nay toàn tỉnh có 278.083 trẻ em dưới 16 tuổi (trong đó có 141.270 trẻ em nam; 136.813 trẻ em nữ); số trẻ em dưới 6 tuổi là 107.178; 191.372 trẻ em trong độ tuổi đi học (trong đó có 97.112 trẻ em nam; 94.260 trẻ em nữ); số lượng trẻ em đang học mầm non là 1.039; mẫu giáo 36.355; các cấp học phổ thông 153.978 em; có 2.502 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc 14 nhóm đối tượng theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016; giai đoạn 2015 – 2018 trên địa bàn tỉnh có 76 vụ trẻ em bị xâm hại.

Thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác trẻ em, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em với nhiều hình thức như: tổ chức tư vấn cho 912 trẻ em về tâm lý, kiến thức tự bảo vệ mình trước những nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất độc hại do phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; kỹ năng bảo vệ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực,... xuất bản 900 cuốn tài liệu tuyên truyền về Luật Trẻ em và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em tuyên truyền trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. In gần 9.500 quyển gửi đến các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố để tổ chức tuyên truyền; xây dựng 12 phóng sự tuyên truyền về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, phát hành trên 200 đĩa CD gửi đến Đài Truyền thanh cấp huyện, Trạm truyền thanh cấp xã tổ chức phát sóng định kỳ; tổ chức 883 cuộc tuyên truyền, phổ biến Luật và phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em tại các điểm Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các xã, thị trấn có 41.411 học sinh và người dân dự; tổ chức giáo dục hơn 4.000 cuộc với 41.237 lượt đối tượng, giáo dục cá biệt 16.908 lượt đối tượng; in 200 cờ phướng (In bạc hiflex) tuyên truyền trên các trục lộ chính nội ô Thành phố Trà Vinh; in 88 băng rol tuyên truyền trong trường Mẫu giáo, Tiểu học và THCS tại các huyện, thị xã, thành phố. Đăng 11 tin, bài và 10 văn bản tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em lên cổng thông tin điện tử; Phát 2.300 tờ rơi và tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, các điểm chợ, xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới,… được 483 cuộc, có 31.407 lượt người dự; lắp đặt 65 pano, gắn 1.350 bảng tuyên truyền số điện thoại đường dây nóng của Công an; tặng 192 phần quà cho các hộ gia đình nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các buổi tuyền truyền,…


Quang cảnh buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh

Qua làm việc, ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách đánh giá cao kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của địa phương, trong thời gian qua UBND tỉnh đã quan tâm, triển khai thực hiện tốt các văn bản, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về lĩnh vực trẻ em; các sở, ngành có liên quan thực hiện tốt công tác phối hợp trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; có giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn một số khó khăn hạn chế như: Trình độ của cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã, phường, thị trấn và lực lượng cộng tác viên còn hạn chế; đội ngũ làm công tác trẻ em cấp tỉnh phải thực hiện nhiều chương trình, dự án, các hoạt động khác nên còn bị động trong thực hiện công việc; chính quyền một số địa phương chưa tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; nguồn kinh phí phân bổ cho công tác này còn hạn chế; chưa quy định từng định mức chi cụ thể cho các chương trình trẻ em;...

Trên cơ sở đó, Ông đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cần quan tâm một số nội dung: tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, có chương trình hành động cụ thể nhằm phổ biến các kiến thức và kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em đến người dân, kể cả chính quyền địa phương, tổ dân phố, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đa dạng hình thức tuyên truyền như áp phích, tờ rơi, báo viết,...  giúp cho cộng đồng có ý thức phòng ngừa, hạn chế tình trạng xâm hại trẻ em. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em; có biện pháp can thiệp kịp thời với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến tâm lý của các em khi bị xâm hại; phổ biến kiến thức về thủ đoạn phạm tội về xâm hại trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức phòng ngừa; thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng phạm tội xâm hại trẻ em.

Hữu Phúc
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 928
  • Trong tuần: 13 035
  • Tất cả: 3030354