Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh tổ chức khảo sát việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Để nắm tình hình việc  dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer tại các cơ sở giảng dạy trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian qua, trong 02 ngày 22 và 23/8/2019, Đoàn khảo sát của ĐBQH tỉnh do ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách làm Trưởng đoàn đã trực tiếp khảo sát tại 04 đơn vị gồm: UBND huyện Trà Cú (tại chùa Xoài Xiêm mới), UBND thành phố Trà Vinh (tại chùa Điệp Thạch), Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh. Tham gia Đoàn khảo sát có các vị ĐBQH khóa XIV: bà Trần Thị Huyền Trân, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh; ông Hứa Văn Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu 9; bà Tăng Thị Ngọc Mai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh.

Ông Thạch Phước Bình phát biểu tại cuộc khảo sát đơn vị UBND huyện Trà Cú tại chùa Xoài Xiêm mới

Qua khảo sát nhận thấy các địa phương rất quan tâm trong việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer, nhất là các địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Phòng Giáo dục và Đào tạo các đơn vị đã đưa chương trình giảng dạy tiếng dân tộc vào chương trình học chính khóa của cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở với thời lượng 4 tiết/tuần. Đồng thời, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người dạy đúng theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Toàn tỉnh hiện có 256 điểm trường tổ chức thực hiện giảng dạy tiếng dân tộc Khmer, có 919 giáo viên đủ điều kiện giảng dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc Khmer; trong giai đoạn 2014-2018 có 129.368 em học sinh tham gia học tập, đã cấp 3.811/3.830 chứng chỉ cấp quốc gia (đạt 99,5%), 2.837/3.995 chứng chỉ trình độ D (hết cấp tiểu học) (đạt 71,01%), 220/226 chứng chỉ trình độ H (hết cấp trung học cơ sở) (đạt 97,34%); ... Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer còn một số khó khăn như: việc tổ chức thi cấp chứng chỉ cho các em chưa kịp thời; số giáo viên giảng dạy chưa đảm bảo về số lượng; việc cấp sách giáo khoa cho các em chưa đủ so với nhu cầu; học sinh phải dành nhiều thời gian để theo học chương trình phổ thông, một số trường không tổ chức lớp học song ngữ;...


Đoàn khảo sát tham quan trực tiếp lớp học tiếng Khmer


Qua các buổi làm việc, ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách đánh giá cao sự quan tâm của địa phương, ngành giáo dục trong tổ chức thực hiện việc giảng dạy tiếng dân tộc Khmer theo quy định, có sự phối hợp của các ngành có liên quan cùng với các điểm chùa trong tỉnh. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị ngành giáo dục quan tâm tạo điều kiện nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy, cần có kế hoạch kiểm tra thẩm định chất lượng đối với người dạy; quan tâm việc khảo sát nhu cầu của người dân trong việc học tiếng nói chữ viết của dân tộc Khmer; ngành giáo dục tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của đồng bào Khmer trong tỉnh cũng như hoàn thiện việc thực hiện chính sách này trong thời gian tới...

 

Thúy Oanh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 29
  • Hôm nay: 1045
  • Trong tuần: 13 152
  • Tất cả: 3030471