KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV: Thảo luận Tổ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025
Sáng ngày 16/01/2024, theo Chương trình của kỳ họp, Tổ số 18 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội: Trà Vinh, Thanh Hóa, Hà Nam đã tiến hành thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Anh-tin-bai

Đồng chí Ngô Chí Cường - UVBCHTWĐ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Trà Vinh phát biểu gợi ý thảo luận tại phiên họp Tổ

Phiên thảo luận tổ có 06 đại biểu Quốc hội tham gia phát biểu với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tập trung thảo luận xung quanh các phương án lựa chọn về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; về ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội và giải pháp cơ chế, thí điểm phân cấp cho cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,… Qua trao đổi, phân tích, đa số các vị đại biểu Quốc hội đều đồng tình với việc ban hành Nghị quyết, việc ban hành nghị quyết giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng các quy định của một số luật, để các cơ quan ở Trung ương, các cơ quan ở địa phương tổ chức và đẩy nhanh tiến độ và triển khai thực hiện các chương trình tiêu quốc gia và tăng tính phân cấp, phân quyền, tạo chủ động cho địa phương trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời có một số đề xuất như:  sau khi ban hành Nghị quyết, phải có hướng dẫn,  nguyên tắc, tiêu chí để cho cấp cơ sở dễ thực hiện; Nghị quyết nên quy định và áp dụng trong giai đoạn 2021-2025; quy định rõ hơn về vấn đề quản lý, sử dụng tài sản có giá trị lớn và có nên quy định vấn đề ủy thác cho ngân hàng chính sách vay hay không; Nghị quyết nên quy định theo hướng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hàng năm theo tổng mức kinh phí của từng Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự án chi thường xuyên ngân sách Trung ương hàng năm của từng Chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần; quy định Chính phủ giao cho các Bộ, ngành Trung ương ban hành  hướng dẫn về trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách để triển khai và áp dụng đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc,…

Anh-tin-bai

Đồng chí Trần Quốc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh phát biểu thảo luận tại phiên họp Tổ

Tham gia phát biểu về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ông Trần Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh cho rằng trong thời gian qua, khi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gặp phải tồn tại, hạn chế, bất cập dẫn đến việc giải ngân không tốt và kém hiệu quả là do sự phân cấp, phân quyền của Trung ương đối với địa phương trong việc phân bổ nguồn vốn ngân sách để thực hiện và chậm ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện. Do đó đề xuất cần phân cấp phân quyền rõ hơn, mạnh hơn và cụ thể hơn cho địa phương, theo đó, giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền điều chỉnh nguồn vốn giữa các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời kịp thời quy định rõ thời gian ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết. Bên cạnh đó, việc yêu cầu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tỷ lệ cứng (3%) là rất khó thực hiện hoặc các hộ nghèo vừa mới thoát nghèo không được tiếp tục hỗ trợ là rất khó khăn để xây dựng nông thôn mới. Do đó, đề xuất cần phải quan tâm hơn nữa và có cơ chế hỗ trợ cho các hộ nghèo, các hộ vừa thoát nghèo để họ cùng chung tay xây dựng nông thôn mới như Chương trình của Chính phủ hiện nay.
Ông Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Trà Vinh - Tổ Trưởng Tổ thảo luận ghi nhận các ý kiến phát biểu thảo luận của đại biểu; giao Thư ký tổng hợp các ý kiến thảo luận của đại biểu, hoàn chỉnh biên bản họp Tổ theo quy định.

Anh Thư 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 51
  • Trong tuần: 1 036
  • Tất cả: 3085864